Intel đã giới thiệu ra thị trường một loạt các CPU Intel Xeon Scalable Gen 2 mới nhằm nâng cấp cho các CPU thế hệ trước đây. Dòng sản phẩm thuộc thế hệ mới có giá thành rất cạnh tranh và hiệu năng được cải thiện hơn đáng kể để chúng có thể đối đầu được với EPYC ROMA của AMD. Thế hệ Intel Xeon Scalable Gen 2 được Intel nhắm tới rất nhiều thị phần khác nhau bao gồm cả ứng dụng 5G mật độ lớn.
Dòng sản phẩm Intel Xeon Scalable Gen 2 của Intel vẫn đang được khai thác trên tiến trình 14nm lâu năm của hãng, với những kinh nghiệm lâu năm về tiến trình 14nm đã cho phép hãng Intel đẩy tốc độ xung nhịp lên cao hơn. Vào tháng 04/2019 vừa qua thì Intel đã tiến hành giới thiệu ra thị trường phiên bản Intel Xeon Scalable mới nhất của họ và tính đến nay là gần 1 năm. Thế hệ Intel Xeon Scalable Gen 2 có hiệu suất cao hơn nhờ việc tận dung tối đa Optane DC. Thế nhưng, AMD đã “nổ một phát súng” với việc phát hành CPU AMD EPYC thế hệ thứ hai có hiệu năng thậm chí còn tốt hơn cả dòng Xeon Scalable mới phát hành và lợi ích chính là khả năng tận dụng công nghệ PCIe 4.0. Có vẻ như hai gã khổng lồ sẽ công kích nó vì lợi ích của mọi người dùng và khách hàng.
Intel Xeon Scalable Gen 2 khi được ra mắt được hãng nhấn mạnh rất nhiều vào hiệu năng và hiệu suất, theo như Intel thì hiệu suất trên dòng Xeon Scalable mới tăng 1.36 lần. Chưa dừng lại ở việc cải thiện hiệu suất của CPU, Intel cũng giảm giá chúng để tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với AMD. CỤ thể rằng trên Xeon Scalable Gen 2 thì hiệu suất/ giá thành (Performance/ Price) tăng 1.42 lần so với thế hệ Gen 1 trước đây. Một số sản phẩm được Intel trang bị thêm nhân/ luồng, bổ sung thêm dung lượng L3 Cache và tăng thêm tốc độ xung nhịp. Xeon Scalable Gen 2 cũng được phân chia lại dựa theo các mã R, T và U tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi hệ thống khác nhau. Cụ thể hơn, những CPU được gắn mã “R” ở cuối tên thì nó cho biết đây là những CPU được Refesh (làm mới lại).
Trong lần ra mắt này, Intel cũng đem tới thị trường 02 CPU Gold Series mới với tốc độ xung nhịp cao nhất trong dòng Intel Xeon Gold. Intel Xeon 6256 được trang bị 12 nhân với tốc độ xung nhịp cơ bản đạt 3.6GHz và khả năng Turbo Boost lên tới 4.5GHz. Trong khi đó CPU Xeon 6250 chỉ được trang bị 8 nhân nhưng tốc độ xung nhịp cơ bản đạt 3.9GHz và khả năng Turbo Boost cũng lên tới 4.5GHz. Với tốc độ xung nhịp cao thì Intel Xeon 6256/ 6250 phù hợp cho các hệ thống giao dịch tài chính, mô phỏng hình ảnh mật độ cao, tính toán hiệu năng cao và các cơ sở dữ liệu lớn. Dòng sản phẩm Intel Xeon Gold từ trước tới nay không có SKU 28 nhân nên Xeon Gold 6258R/ 6238R sẽ là sản phẩm mới với 28 nhân. Phân khúc Xeon Gold hiện cũng cung cấp biến thể 16 nhân nhanh hơn trong khi dòng Bronze được nâng cấp lên 8 nhân so với 6 nhân của SKU trước đó. Sau đây là danh sách tất cả các chip với thông số kỹ thuật tương ứng của chúng. Trên tất cả các bảng, chúng ta có thể thấy sự gia tăng về xung nhịp, nhân, luồng và bộ nhớ đệm, đó là một bước đi đúng đắn của Intel để duy trì sự thống trị thị trường máy chủ của họ khi đang nắm giữ khoảng 95% thị phần.
Intel Xeon Bronze 3200R:
Intel Xeon Silver 4200R:
Intel Xeon Gold 5200R:
Intel Xeon Gold 6200R:
Dòng Intel Xeon Platinum đang có lợi thế rất mạnh trong việc hỗ trợ tối đa đến 8 Socket thay vì chỉ hỗ trợ 2 Socket như Xeon Gold. Thế nhưng, CPU Xeon Gold lại có lợi thế hơn nhờ mức giá cạnh tranh và trên thực tế nó có thể gây áp lực được với cả Xeon Platinum. Theo như Intel, các CPU Xeon Scalable “Cascade Lake-refesh” đã được sản xuất và sẵn sàng xuất khỏi nhà máy để tới thị trường toàn cầu.